Đài Loan Bạch Sùng Hy

Những cuộc bạo động theo sau Sự kiện 228 ngày 28 tháng 2 năm 1947 bùng nổ ở Đài Loan do sự bất tài của những viên chức từ trung ương và sự kiện quân đồn trú trấn áp gây thương vong cho cả người gốc Đài Loan và đại lục. Bạch được Tưởng Giới Thạch cử đến điều tra và giúp hòa giải với dân chúng địa phương. Sau 2 tuần, bao gồm những cuộc phỏng vấn với các bộ phận cư dân khác nhau, Bạch gửi về một danh sách đề nghị, gồm thay thế viên Chủ tịch tỉnh, và truy tố viên chỉ huy mật vụ. Ông cũng ân xá cho những sinh viên tham gia với điều kiện cha mẹ họ giám hộ và đảm bảo không tái phạm. Vì những hành động này, mà những người gốc Đài Loan rất kính trọng ông.[30]

Bạch một lần nữa đối lập với Tưởng khi ủng hộ Tướng Lý Tông Nhân, người đồng hương Quảng Tây của ông, ra tranh cử Phó tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1948 khi Lý giành thắng lợi trước ứng cử viên do Tưởng chính tay lựa chọn là Tôn Khoa. Tưởng cách chức Bộ trưởng Quốc phòng của Bạch và bổ nhiệm ông trấn giữ miền Trung và Nam Trung Hoa. Lực lượng của Bạch là những đơn vị cuối cùng rút từ đại lục ra đảo Hải Nam rồi ra Đài Loan.

Ông là Tổng tham mưu trưởng từ năm 1927 tới khi từ chức năm 1949.[2] Sau khi đến Đài Loan, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Cố vấn chiến lược phủ Tổng thống.[31][32] Ông cũng tiếp tục tại nhiệm trong Ủy ban Trung ương Quốc dân đảng. Ông tham gia tái tổ chức đảng từ năm 1950-1952.[33]

Sau khi quân Cộng sản chiến thắng ở Đại lục, một số đơn vị quân Quảng Tây trốn sang Đông Dương thuộc Pháp rồi bị tước vũ khí và giam cầm.[34] Một số khác rút về Hải Nam.[35]

Năm 1951, Bạch Sùng Hy phát biểu với toàn thế giới Hồi giáo kêu gọi thánh chiến chống Liên Xô, khẳng định rằng Joseph Stalin đang âm mưu khơi mào Thế chiến III, Bạch cũng kêu gọi người Hồi giáo chống lại lãnh tụ Ấn Độ Jawaharlal Nehru, buộc tội ông này làm ngơ trước Chủ nghĩa bành trướng Xô viết.[36][37]

Ông và Tưởng không bao giờ hòa giải và ông sống ẩn dật tới khi mất vì nghẽn mạch máu não ngày 1 tháng 12 năm 1966 ở tuổi 73.

Grave of Bai Chongxi

.[38][39]

Bạch được an táng theo nghi thức quân đội, với một lá cờ Thanh thiên bạch nhật Quốc dân đảng.[40][41] Bạch được chôn cất trong khu Hồi giáo của Nghĩa trang Liuzhangli (六張犁) tại Đài Bắc, Đài Loan.[42]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạch Sùng Hy http://library.cityofsydney.nsw.gov.au/ipac20/ipac... http://tieba.baidu.com/f?kz=417969158 http://books.google.com/books?ct=result&id=bLSDTRd... http://books.google.com/books?ct=result&id=iTogAAA... http://books.google.com/books?id=BwuSpFiOFfYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=FWVxAAAAMAAJ&q=At... http://books.google.com/books?id=FWVxAAAAMAAJ&q=ba... http://books.google.com/books?id=GTgEPrlfvG4C&dq=c... http://books.google.com/books?id=HlttAAAAMAAJ&q=Du... http://books.google.com/books?id=HlttAAAAMAAJ&q=It...